Tụt lợi là trường hợp rất phổ biến sau khi bệnh nhân làm cầu răng sứ vài năm, cần phải điều trị ngay để tránh gây mất thẩm mỹ và vệ sinh răng miệng.
“Chào bác sĩ, tôi mất răng và đã bắc cầu sứ được 3 năm, nhưng gần đây tôi để ý thấy phần nướu chỗ cầu sứ bị hở ra một khoảng trống với răng giả, bác sĩ có thể cho tôi biết lý do và cách khắc phục tốt nhất được không?” – (anh Q – Quận 3, TP.HCM)
Bs AN TOP: “Cám ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Nha Khoa AN TOP, đối với trường hợp của anh Q thì đây là tình trạng tụt lợi, đây là vấn đề phổ biến của những người chọn phương pháp cầu răng sứ để phục hình răng mất. Tình trạng này thoạt đầu chỉ khiến mất đi tính thẩm mỹ nhưng về lâu về dài thì ẩn chứa nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nha Khoa sẽ làm rõ hơn về vấn đề anh đang gặp phải kỹ hơn ở phần dưới đây”
TẠI SAO LÀM CẦU RĂNG SỨ LẠI TỤT LỢI?
Cầu răng sứ là phương pháp dùng răng 2 bên chỗ răng mất làm trụ cho phần thân cầu để phục hình cho răng bị mất. Đây là cách được lựa chọn nhiều nhất để làm lại răng đã mất vì chi phí thấp, thời gian điều trị ngắn và hiệu quả tương đối với cả dòng sứ kim loại hay toàn sứ.
Tuy nhiên đây vốn không phải là phương pháp tốt nhất để phục hình răng vì bản chất của phương pháp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là gây tụt nướu sau một khoảng thời gian sử dụng.
NGUYÊN NHÂN LÀM CẦU SỨ BỊ TỤT LỢI
- Sai sót trong tỉ lệ ôm khít giữa nướu và mão sứ: tính toán sai tỉ lệ và thể tích của răng sứ khiến xuất hiện kẽ hở tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý về nướu, khiến tụt lợi.
- Kích ứng với chất sứ, kim loại từ răng giả: Sứ kém chất lượng gây kích ứng nướu. Kim loại từ răng sau một thời gian sử dụng sẽ gây đen viền nướu, dẫn đến viêm nướu.
- Tiêu xương hàm: đây là lý do phổ biến nhất của các ca tụt lợi sau khi làm cầu răng sứ. Xương hàm không nhận được sự kích thích thì chân răng sau khi răng mất sẽ dần bị tiêu biến, gây ra tụt lợi. Đây cũng không phải lý do riêng của bắc cầu sứ mà hàm giả tháo lắp cũng sẽ xuất hiện tình trạng tụt lợi.
- Mòn cổ chân răng: vệ sinh không kỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào chân răng của 2 răng trụ cầu gây mòn cổ chân răng, tụt lợi và tuột cầu sứ xuống.
- Tồn tại các bệnh lý về răng miệng: răng khi làm cầu sứ không được điều trị triệt để các bệnh lý tồn tại trước đó khiến cho phần cầu sứ bị viêm nhiễm nướu. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho sử dụng cầu sứ sau vài năm liền xuất hiện tình trạng tụt lợi
KHẮC PHỤC CẦU RĂNG SỨ BỊ TỤT LỢI THẾ NÀO?
Tụt lợi ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì còn gây nhiều hậu quả xấu cho răng miệng, đặc biệt là các hệ lụy sau khi tiêu xương hàm. Vì thế chúng ta cần phải tìm ra được giải pháp để khắc phục ngay
1. Thay cầu sứ mới:
Sau khi tháo bỏ cầu sứ cũ, bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh lý đang tồn tại và thay thế cầu sứ mới khít với tình trạng nướu mới.
2. Thay thế cầu sứ bằng Cấy ghép Implant:
Suy cho cùng vì cầu răng sứ cũng chỉ là phương pháp tạm thời vì quá trình tiêu xương hàm sẽ tiếp tục diễn ra nếu không được chân răng kích thích phát triển. Bạn sẽ phải tiếp tục thay thế nhiều lần cầu sứ khi xương hàm tiêu biến. Bạn nên cân nhắc về việc thay đổi cầu sứ sang cấy ghép Implant vì chỉ có cấy ghép Implant mới có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm tiếp diễn.
Bằng cách dùng 1 trụ bằng Titanium cấy trực tiếp với xương hàm và gắn mão sứ lên trên, răng được phục hình bằng cách này sẽ có được mọi đặc điểm của răng thật với cả chân răng và thân răng hoàn chỉnh, có cả độ nhún kích thích xương hàm phát triển. Ngoài ra phương pháp này mang tính độc lập không gây ảnh hưởng đến các răng khác.
Hy vọng với những giải đáp trên, anh Q và mọi người đều sẽ nắm được lý do gây ra tình trạng tụt lợi khi bắc cầu sứ của mình và phương pháp khắc phục phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu các bạn còn thắc mắc gì cần chúng tôi giải đáp, thì hãy gọi về số Hotline của AN TOP, các tư vấn viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp mọi khúc mắc cho các bạn.